Tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ và tác dụng của hạt giống thanh long
Hạt giống thanh long có ở vùng Nam Mỹ, cùng họ với loại cây xương rồng. Trong một quả thanh long có tổng hợp rất nhiều Vitamin B và Vitamin C. Loại quả này có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, chống được ung thư, mụn nhọt. Ngoài ra khi ăn quả thanh long còn ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Mùa vụ thanh long là vào tháng 10 đến tháng 11 dương lịch vì đây chính là mùa mưa. Cây thanh long rất cần đến nước và độ ẩm cao. Đất trồng thanh long không được ẩm ướt vì rễ cây thanh long khá yếu. Nhưng với việc gieo hạt giống cây thanh long ngay tại vườn nhà mình thì bạn có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng được miễn sao bạn chăm sóc cây thật tốt theo quy trình.
Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống cây thanh long
Trước tiên là chuẩn bị các dụng cụ để trồng cây như khay chậu, thùng xốp,... Các dụng cụ này phải được đục lỗ thoát nước dưới đáy. Đối với các chậu tròn phải có đường kính lớn trên 30 cm còn với chậu dài thì chiều dài mỗi cạnh chậu cũng phải trên 30 cm.
Vị trí đất trồng cây thanh long cần phải được thông thoáng, thoát nước tốt, không được ngập úng nước vào mùa mưa lũ. Cây thanh long là một loại cây rất cần đến ánh sáng mặt trời. Nước tưới cây không được nhiễm mặn và nhiễm phèn. Đất trồng cây cần được trộn với phân chuồng hoại mục, vỏ trấu, xơ dừa ,... Trộn đất với vôi rồi phơi nắng trước 7 đến 10 ngày để tiêu diệt sâu bệnh và nấm mốc gây hại.
Hạt giống thanh long hiện tại có hai loại đó là thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng.
Cách ươm hạt thanh long nảy mầm tỉ lệ cao và cách trồng hạt giống ngoài chậu
Cách ươm hạt thanh long
Dùng một miếng vải hoặc một miếng bông ẩm rồi sau đó rải đều những hạt giống thanh long lên trên, quận kín lại. Sau đó ban cho chúng vào trong một chiếc túi nilon rồi đặt dưới ánh sáng của đèn chuyên dụng hoặc để nơi nào có nhiều ánh sáng và thoáng mát để cho hạt nảy mầm. Sau 10 đến 15 ngày hạt giống sẽ nảy mầm, trong thời gian này bạn vẫn cần duy trì độ ẩm cho hạt giống tiếp tục phát triển rồi đem gieo hạt trồng trong chậu. Nếu quá 20 ngày hạt giống thanh long không nảy mầm thì chứng tỏ hạt đã hỏng ta nên bắt đầu gieo hạt mới.
Cách trồng hạt giống thanh long ngoài chậu
Sau khi hạt giống thanh long nảy mầm có thể trồng được ngoài chậu thì bạn bắt đầu đem đi trồng. Trong thời gian này lưu ý cung cấp đủ ánh sáng cho hạt giống và tưới nước đầy đủ. Sau khoảng 1 tháng thì những chồi non bắt đầu mọc lên và xung quanh sẽ có những lông tơ nhỏ.
Sau khoảng 6 tuần trồng trong chậu lúc này cây đã cao khoảng 10 cm, bạn mang cây đi trồng ở chậu lớn hơn, thời gian này vẫn tưới nước đều đặn cho cây khoảng 3 đến 5 ngày / lần.
Sau khoảng 20 tuần, lúc này cây đã trưởng thành và có thân cây cao từ 50 cho đến 70 cm thì hãy cố định cây lại bằng những thân cây tre để cây không bị nghiêng đổ.
Sau tháng thứ 12 trở đi cây thanh long sẽ cho hoa, kết trái và sẽ cho ra những trái thanh long thơm ngon nhất.
Những lưu ý khi trồng hạt giống thanh long
- Cây thanh long có thân mềm, mọc thành những bụi cây và có trọng lượng rất nặng nên khi trồng cây phải cố định những bụi cây thật chắc chắn để cây không bị đổ.
- Phòng ngừa những loại côn trùng gây hại cho cây như kiến, bọ xít ruồi vàng.
- Bệnh mà thanh long hay mắc phải nhất là bệnh thối đầu cành và bệnh đốm nâu. Khi gặp phải 2 loại bệnh này nên cắt bỏ luôn để chúng không lây lan sang những cành khác.